1900561232

Tiểu sử của hạt Macca

Macadamia (macca hay mắc ca) là cây thân gỗ có nguồn gốc từ châu Đại Dương (Úc), thuộc họ Proteaceae (họ Quắn hoa, họ Mạ sưa, họ Cơm vàng hay họ Chẹo thui). Các chi trong họ này là bản địa của đông bắc New South Wales và trung -đông nam Queensland. Người bản địa Úc gọi cây này với tên gọi như bauple, gyndl, jindilli.

Nguồn gốc macca

Cây macca có nguồn gốc là cây hoang dại ở vùng rừng mưa nhiệt đới ven biển Đông Nam bang Queensland và miền Bắc bang New South Wales nước Úc, trong phạm vi 250 – 310 vĩ độ nam của Australia.

Vào năm 1857, nhà thực vật học nổi tiếng của Australia là B.F. Von Mueller và nhà thực vật học Scotlen là Walter Hill đã phát hiện loài cây này trong rừng cây bụi ở gần sông Pine của vịnh Moreton của Queensland và đặt tên là cây quả khô Australia ba lá (Macadamia ternifolia F.Mueler), xếp cây này vào một chi mới với tên chi là Macadamia thuộc họ Chẹo thui (Proteaceae) để kỷ niệm người bạn của ông tên là John Macadam.

Năm 1858, Hill là người đầu tiên trồng thành công cây này ở ven sông Brisbane. Khoảng năm 1888, Charles Staff đã trồng 250 cây macca vỏ trơn trên diện tích 1,2 ha tại Rous Mill gần Lismore của bang New South Wales của Australia. Đó là vườn quả macca thương phẩm đầu tiên trên thế giới, mà đến nay vẫn tồn tại với tuổi đời hơn 100 năm.

Sản xuất macca

Australia là quê hương gốc của cây macca, nhưng mãi đến thập niên 60 của thế kỷ 20 mới được sản xuất thương mại hóa. Năm 1980 diện tích trồng macca đạt 2.830 ha, sản lượng 1.205 tấn. Nhưng sau đó từ năm 1997 thì diện tích Mắc ca ở Australia đứng đầu thế giới cho đến nay.

Tại Hawaii, macca đã du nhập từ sớm vào khoẳng năm 1881 khi Purvis đã đưa cây Mắc ca từ Australia du nhập vào. Đến thập niên 40 của thế kỷ 20, Hawaii đã khai phá một kỷ nguyên mới về phát triển sản xuất macca thương phẩm trên diện tích lớn. Năm 1960 diện tích macca ở Hawaii đạt 1.000 ha, sản lượng đạt 1.326 tấn, đến năm 1980 diện tích tăng đến 5.750 ha với sản lượng hạt khoảng 15,3 nghìn tấn, chiếm trên 90% sản lượng toàn thế giới. Ở Hawaii, nghề sản xuất macca đứng thứ 3 chỉ sau nghề trồng dứa và mía.

Tại Nam Phi, tuy muộn hơn so với Hawaii nhưng đến năm 2006 đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Australia với diện tích 8.579 ha, sản lượng hạt đạt 16.500 tấn.

Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, sản xuất macca bắt đầu phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu. Năm 1980, tổng diện tích đạt 21,85 nghìn ha, sản lượng hạt đạt 28,1 nghìn tấn. Đến năm 1997, tổng diện tích đạt 46 nghìn ha, sản lượng hạt đạt 61,7 nghìn tấn, trong đó 7 nước sản xuất nhiều nhất là: Australia (9.020 ha), Mỹ (8.215 ha), Braxin (6.300 ha), Kenya (6.050 ha), Costarica (6.000 ha), Nam phi (4.500 ha) và Goatemala (3.200 ha).


Sau đó một số nước châu Phi (Zimbabue, Tanzania), châu Á (Malayxia, Indonexia, Thái Lan, Xrilanca, Việt Nam) và châu Mỹ (Peru, Mexico) cũng bắt đầu trồng khảo nghiệm và phát triển macca.

Vào thập niên 70 của thế kỷ 20 Trung Quốc mới tham gia nhưng cũng đã có nhiều kết quả trong nghiên cứu và phát triển cây macca và đã trồng được diện tích hơn 2.000 ha ở vùng Hoa Nam, chủ yếu là ở Vân Nam và Quảng Tây.

Xem thêm:Macca tại Việt Nam

Macca tại Việt Nam

Điều kiện sống của cây macca

Macca đối với phụ nữ mang thai và trẻ em

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *