1900561232

Điều kiện sống của cây macca

Đặc điểm sinh học của cây macca

Macca là loài cây thân gỗ nên việc phát triển cành là một đặc điểm chung của các loài cây gỗ. Trong một năm, cành macca có 3 hoặc 4 lần ra lộc, bình quân mỗi lần ra lộc kể từ khi ra chồi đến khi thành thục cần 40 ngày. Với cây đã ra quả, một năm ra lộc 3 lần thì mùa cao điểm ra lộc xuân vào tháng 4, ra lộc hè vào cuối tháng 6 và ra lộc thu vào cuối tháng 10. Ngoài ra, hàng tháng trong năm, trên tán cây vẫn lẻ tẻ ra lộc. Vào mùa hè, thời tiết nóng, cây macca sinh trưởng chậm,  đối với giống yêu cầu khí hậu mát như giống 508 hay giống 344 thì lộc non ra vào thời kỳ này thường bị khô, xuất hiện hiện tượng bệnh sinh lý, lá chuyển vàng hoặc trắng nhạt. Vào cuối tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trong những năm bình thường sẽ không có hiện tượng đâm chồi nảy lộc. Cành của macca dài trung bình từ 30 – 50cm, có 7 – 10 mắt. Với cây macca đã cho quả, phần lớn cành có quả là những cành thành thục có tuổi 1,5 – 3 năm và phát triển từ khuôn trong của tán. Như vậy, khác với nhiều loài cây ăn quả khác như nhãn, vải, xoài…cây macca ra quả bên trong tán cây chứ không mọc ở đầu cành.

Hoa của macca phát dục qua 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành mầm hoa, thời kỳ vươn dài của hoa và thời kỳ nở hoa. Sau khi phân hóa mầm hoa đến khi mầm hoa lớn tới mức mắt nhìn thấy được, tùy từng vùng khác nhau thời kỳ này biến động từ 50 – 96 ngày. Sau đó hoa tự bắt đầu vươn dài, ở vùng mát hoa tự bắt đầu vươn dài sớm nhất, kéo dài khoảng 60 ngày. Thời điểm nở hoa sau khi phân hóa mầm hoa thường là 136 – 153 ngày. Ở Trạm Giang (Trung Quốc) thời điểm nở hoa bắt đầu vào hạ tuần tháng 2, ra hoa rộ vào giữa tháng 3, hoa tàn vào đầu tháng 4. Pha vật hậu ra hoa ở Trạm Giang chênh lệch với Nam Ninh (Quảng Tây) khoảng 10 – 15 ngày. Những giống khác nhau, thời vụ nở hoa cũng khác nhau, chẳng hạn giống 695 thường ra hoa chậm hơn giống khác, vào trung hạ tuần tháng 3 mới bắt đầu ra hoa, cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 mới ra hoa rộ và giữa tháng 4 hoa mới bắt đầu tàn. Đây cũng là một đặc điểm đáng chú ý để bố trí giống rải vụ cho thu hoạch sẽ có lợi về mặt dàn trải nhân lực và thời gian cung cấp nguyên liệu đầu vào khi chế biến.

Phần lớn cây macca đậu quả nhờ tự thụ phấn, nhưng nhị và nhụy chín so le, ngoài ra còn có hiện tượng tự thụ bất dục ở mức độ đáng kể, vì vậy khi trồng nên bố trí trồng hỗn hợp từ 2 giống trở lên năng suất quả sẽ cao hơn. Mặt khác, ở vườn macca cần phát triển nuôi ong mật giúp truyền phấn sẽ tăng tỷ lệ đậu quả.

Sau khi hạt phấn đã nảy mầm trên vòi nhụy, phôi châu của quả macca được thụ tinh, thường phôi châu thứ hai trong bầu nhị bị ức chế nên bất dục. Trường hợp này quả macca sẽ chỉ có 1 hạt hình tròn. Nhưng cũng có rất ít trường hợp cả 2 phôi châu đều thụ tinh, khi đó một quả sẽ có 2 hạt hình bán cầu.

Trong thời kỳ ra hoa kết quả, tỷ lệ đậu quả của macca rất thấp, đó là đặc điểm di truyền và cũng là nhược điểm lớn nhất của cây macca. Một cây 15 tuổi, cứ mỗi kỳ ra hoa có thể tới 1 vạn hoa tự, mỗi hoa tự lại có đến 300 hoa nhỏ, nghĩa là một cây có thể có đến 3 triệu bông hoa, nhưng chỉ có 6 – 13% hoa được thụ tinh, mà kết quả cuối cùng cũng chỉ có 0,3 – 0,4% hoa phát dục thành quả thành thục, có nghĩa là một cây macca có 3 triệu hoa chỉ có khả năng đậu được khoảng 10.000 – 12.000 quả và số quả cuối cùng thực thu hoạch được còn ít hơn nữa.

Nguyên nhân chính gây rụng hoa rụng quả ở cây macca là vấn đề dinh dưỡng và điều kiện thời tiết. Khi ra hoa, cây cần nhiều đạm, lân và kali làm cho hàm lượng N, P2O, K2O trong lá giảm, lúc này xuất hiện mức rụng quả cao điểm đầu tiên. Vào cuối tháng 6, bắt đầu ra nhiều lộc hè, quả bước vào thời kỳ tích lũy nhanh về dầu, nhu cầu dinh dưỡng của quả lên tới đỉnh cao, làm cho hàm lượng N, P2O5, K2O trong lá vào tháng 7 giảm sút, lúc đó lại xuất hiện mức rụng quả cao điểm lần thứ hai. Ngoài hiện tượng rụng quả sinh lý do thiếu hụt chất dinh dưỡng như nói trên, điều kiện thời tiết trong thời kỳ ra hoa kết quả cũng là tác nhân lớn. Khi nhiệt độ tăng cao, tỷ lệ rụng quả trước khi chín cũng tương đối cao. Sau khi đậu quả 70 ngày, nếu nhiệt độ cao tới 300 – 350C sẽ kích thích hiện tượng rụng quả chưa chín. Độ ẩm cũng làm trầm trọng thêm hiện tượng rụng quả trong môi trường nhiệt độ tăng cao, đặc biệt là thời kỳ đầu của đậu quả 35 – 41 ngày. Cây thiếu nước trong thời kỳ ra hoa kết quả cũng gây rụng quả nhiều.

Yêu cầu về điều kiện khí hậu của cây macca

  1. Nhiệt độ và độ ẩm không khí:
  2. Trong khi các yếu tố như đất đai, mưa, gió… con người có thể tác động bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau như bón phân, tưới nước, trồng rừng chắn gió… thì đối với yếu tố nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí, hầu như con người chưa thể can thiệp được ở một vùng rộng lớn (trừ trồng cây trong nhà kính). Nhưng đây lại là 2 yếu tố tiên quyết sẽ quyết định đến việc cây macca có thể ra hoa, kết quả được hay không tại một vùng cụ thể nào đó và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc mở rộng khu vực trồng trên thế giới.

    Macca là loài cây ăn quả á nhiệt đới, việc phân hóa mầm hoa đòi hỏi sự kích thích của nhiệt độ thấp. Trong thời kỳ này cần điều kiện nhiệt độ tối ưu là dưới 170C kéo dài 4 – 5 tuần, nếu nhiệt độ cao hơn 170C thì ra hoa ít, trên 200C ra hoa rất ít và trên 250C không ra hoa .

    Macca rất nhạy cảm với độ ẩm không khí vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Nếu ra hoa gặp độ ẩm không khí cao, hoa sẽ rụng rất nhiều. Vì vậy ở những vùng có mưa phùn kéo dài nhiều ngày từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ không mong có được năng suất quả cao, thậm chí hoa bị rụng hoàn toàn vào những năm ẩm ướt nhiều trong vụ xuân.

    Ngoài thời kỳ nở hoa, đậu quả ra, còn lại chế độ nhiệt lý tưởng để macca sinh trưởng là nhiệt độ bình quân năm 220 – 230C, nhiệt độ bình quân mùa hè khoảng 250C, cao nhất không quá 380C.

    Macca có sức chịu rét tốt, có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -50C trong thời gian ngắn và có thể chịu được sương giá khoảng 20 ngày.

  3. Lượng mưa:
  4. Nhìn chung cây macca cần lượng mưa hàng năm trên 1.200mm, tốt nhất là phân bố đều trong năm. Tuy nhiên, cây macca cũng có thể chịu hạn ở mức độ nhất định ngoại trừ thời kỳ ra hoa, đậu quả, vì vậy ở những nơi có điều kiện cần tưới nước cho cây vào thời kỳ này. Còn những nơi do thiếu nguồn nước hoặc do địa hình không thể tưới nước thì cần áp dụng các biện pháp như che tủ mặt đất, xới xáo đất, sử dụng chế phẩm ngậm nước bón vào gốc cây….

  5. Gió:
  6. Cây macca có hệ rễ cọc kém phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ chỉ cách mặt đất khoảng 70cm trở lại. Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nên cây macca chống chịu gió lớn và bão rất kém, thường gẫy đổ hoặc rụng hoa quả nhiều. Vì vậy không nên trồng macca ở vùng ven biển .

    Ngoài ra, trong thời kỳ quả phát dục ban đầu, nếu có gió khô, nóng xuất hiện càng làm rụng quả nhiều, nên ở những nơi bị ảnh hưởng của gió Lào cần lưu ý về việc này.

Yêu cầu về điều kiện đất đai và dinh dưỡng của cây macca

Macca không kén đất, cây có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên là loài cây ăn quả nên để có năng suất và chất lượng quả cao, tốt nhất là đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Tầng đất màu phải đạt 0,5 – 1m, tơi xốp, không đọng nước, pH=5 – 5,5. Trên đất nhiễm mặn, đất phèn, úng nước macca khó phát triển.

Macca rất nhạy cảm với các nguyên tố dinh dưỡng. Đất thiếu P hoặc quá giàu P hoặc bón nhiều phân lân quá, cây bị ngộ độc, lá vàng úa. Đất nhiều Mg cũng gây vàng lá, cây phát triển kém, năng suất thấp, nhưng lại không ảnh hưởng đối với cây non.

Qua nhiều năm nghiên cứu, các tác giả Australia đã đề xuất mức dinh dưỡng trong đất phù hợp nhất cho vườn cây macca.

Chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất của vườn macca

Xem thêm:Macca tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *